Tìm hiểu về Mạng máy tính - Computer Network(Phần 1)

Hôm nay Ting3s sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Mạng máy tính - Computer Network,quá trình hình thành phát triển và các khái niệm cơ bản của một mạng máy tính nhé.

1. Mạng máy tính là gì

Là một hệ thống gồm nhiều máy tính hoặc các thiết bị được liên kết với nhau bằng đường truyền vật lý theo một kiến trúc nhất định(Network Architecture) mục đích thu thập,sử dụng và chia sẻ tài nguyên cho nhiều người.

Mạng máy tính là gì

Mạng máy tính có nhiều ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực:

 - Trong lĩnh vực kinh tế

- Trong giáo dục

- An ninh quốc phòng

- Đời sống và xã hội

....vvv....vvv

2. Lịch sử phát triển

- Năm 1940 máy tính là các thiết bị cơ-điện rất lớn và dễ hỏng,nhưng đến năm 1947 với sự phát ra đời transistor bán dẫn đã tạo ra cơ hội làm chiếc máy tính nhỏ và đáng tin hơn.

- Cuối năm 1950 người ta phát minh ra mạng tích hợp(IC) chứa nhiều transistor trên một bán dẫn nhỏ,tạo ra bước ngoặt vô cùng quan trọng để phát triển một chiếc máy tính nhỏ hơn,mạnh hơn và bền hơn. Ngày nay 1 mạch của IC có thể chứa hàng triệu,chục triệu transistor.

- Đến cuối thập niên 1960,đầu thập niên 1970 bắt đầu xuất hiện các máy tính nhỏ gọn là minicomputer.

Lịch sử máy tính

- Năm 1977,Apple Computer giới thiệu chiếc máy vi tính cá nhân(Personal Computer - PC)

- Đến năm 1981,IBM đưa ra sản phẩm máy tính cá nhân đầu tiên với thiết kế nhỏ gọn,tinh vi hơn rất nhiều và đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

- Nửa thập niên 1980 người sử dụng bắt đầu sử dụng các model kết nối với các máy tính khác với nhau nhưng vẫn còn nhiều hạn chế truyền được ít tin,hệ thống không đáp ứng được nhu cầu khi số lượng kết nối tăng lên.

- Những thập niên 1950,1970,1980,1990 Mỹ đã phát triển các mạng máy tính diện rộng WAN có khả năng mở rộng rất lớn,độ tin cậy cao nhằm mục đích cho quân sự và khoa học.

3. Kiến trúc mạng(Network Architecture)

Là cách kết nối các máy tính hay các thiết bị với nhau theo qui tắc,qui ước mà tất cả các thực thể,đối tượng tham gia vào để phải tuân theo. Gồm 2 thành phần :Cách nối - Đồ hình mạng(Network Topology) và Qui tắc,qui ước - Giao thức mạng(Network Protocol)

Network Topology: là cách bố trí đường truyền để kết nối các nút mạng

- Phân loại :

+ Vật lý : Mô tả cách bố trí đường truyền thật sự

+ Logic : Mô tả con đường dữ liệu truyền thật sự

- Các kiểu Network Topology:

+ Bus : Các máy tính,thiết bị nối trực tiếp vào một đường mạng chung

Netword Topolopy Bus

+ Star : Các máy tính,thiết bị nối trực tiếp vào một thiết bị chung

Network Topolopy Star

+ Ring: Các máy tính,thiết bị nối nhau thành vòng tròn

Network Topolopy Ring

+ Mesh: 2 thiết bị bất kỳ được nối trực tiếp với nhau

 

Network Topology Mesh

Network Protocol - Giao thức : Là qui định,qui ước để trao đổi dữ liệu giữa các đối tượng,thực thể trên mạng như:

- Định dạng dữ liệu trao đổi

- Thứ tự thông tin truyền nhận giữa các thực thể-

- Các hành động cụ thể sau mỗi thông tin truyền và nhận.

Một số ví dụ về Network Protocol : HTTP,TCP,IP,PPP...do các tổ chức và hiệp hội: IEEE,ANSI,TIA,EIA...xây dựng

4. Các khái niệm cơ bản

Băng thông(Bandwidth): Là lưu lượng thông tin có thể truyền đi trên một kết nối mạng trong 1 khoảng thời gian lý tưởng.Với đơn vị tính là : bit/s(bps),kbps,Mbps,Gbps,Tbps...

Chuyển đổi đơn vị Bandwidth

Chuyển đổi các đơn vị của Bandwidth

► Thông Lượng(Throughput): Là băng thông(bandwidth) thực tế,nhưng nhỏ hơn rất nhiều so với băng thông lý thuyết.

Các yếu tố ảnh hưởng làm giảm Throughput:

- Thiết bị liên kết mạng

- Topology mạng

- Số lượng thiết bị sử dụng trên mạng

Kiểu truyền

 - Unicast : truyền từ 1 điểm đến 1 điểm

- Broadcast : truyền từ 1 điểm đến tất cả các điểm

- Multicast : truyền từ 1 điểm đến 1 số điểm đã qui định trước

Chế độ truyền thông

- Simple duplex : Truyền thông chỉ một hướng,1 trạm truyền và trạm kia nhận

- Half duplex : Mỗi trạm có thể truyền và nhận dữ liệu nhưng không đồng thời

- Full duplex : Tất cả các trạm truyền nhận dữ liệu 1 cách đồng thời

Độ trễ: Thời gian gửi một gói tin từ bên gửi đến bên nhận

Độ trễ

- Các nguyên nhân gây ra độ trễ của mạng:

+ Do tốc độ truyền(transmission delay)

+ Trễ trên đường truyền (propagation delay)

+ Xử lý tại nút (nodal processing)

+ Hàng đợi (queuing delay)

- Các lệnh dùng kiểm tra thời gian độ trễ: ping,tracert,pathping,nslookup,netstat,ipconfig

Mất gói tin (Loss): Khi hàng đợi của mỗi đường truyền có kích thước giới hạn,hoặc quá nhỏ mà lại có quá nhiều gói tin phải truyền nó làm cho hàng đợi bị đầy đồng nghĩa sẽ gói tin sẽ không có chỗ chứa và bị bỏ rơi(nghĩa là mất).Mất gói tin có thể được truyền lại từ nút trước đó,tại hệ thống đầu cuối hoặc không có truyền gì cả.

Mất gói tin-loss

Firewall(bức tường lửa): bảo vệ hệ thống khỏi sự tấn công từ bên ngoài,kiểm soát luồng dữ liệu từ bên trong ra ngoài và bên ngoài vào trong

Proxy: Là 1 ứng dụng đặc biệt thay thế các kết nối

Proxy

Hệ điều hành: Với việc kết nối các máy tính thành một mạng,thì cần phải có một hệ thống phần mềm có chức năng quản lý người dùng,dữ liệu và tính toán xử lý thống nhất trên mạng.Các hệ thống như vậy gọi là hệ điều hành mạng NOS(Network Operating Systems) như : Microsoft Windows Server 2003/2008/2012/2016. Linux/Unix: Centos....

Địa chỉ mạng: Mạng phải định dang các thực thể tham gia,trong đó mỗi đối tượng,thực thể phải được xác định là duy nhất tại thời điểm truyền và nhận tin.Các hệ thống định danh như vậy gọi là địa chỉ mạng.

ISO(International Standards Organization) là một tập hợp những tổ chức chuẩn của 130 quốc gia được áp dụng trong khoa học,kỹ thuật,...Trong máy tính chuẩn này được đặt trong 7 tầng của mạng đó là OSI Model

ITU(International Telecommuniaction Union) ra đời năm 1986 chuẩn này dùng trong Radio,TV và cơ sở hạ tầng mạng.


LỜI KẾT

Qua bài viết hi vọng các bạn đã có thể hiểu phần nào về mạng máy tính,Với phần 2 chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về:Các thành phần của mạng máy tính,Phân loại mạng,Các lợi ích và thách thức nhé.

Chương 1: Tổng quan mạng máy tính phần 1 - Tổng quan mạng máy tính phần 2

Chương 2: Kiến trúc phân tầng và mô hình OSI

Chương 3: Mô hình TCP/IP và mạng Internet phần 1 - Mô hình TCP/IP và mạng Internet Phần 2

Chương 4: Phương tiện truyền dẫn và các thiết bị mạng – Mạng máy tính (Computer Network)

Chương 5: Chương 5: Mạng cục bộ LAN – Mạng máy tính(Computer Network)

Chương 6: Mạng diện rộng WAN – Mạng máy tính(Computer Network)

Chương 7: An toàn thông tin mạng máy tính – Computer Network

Nếu thấy hay thì hãy like share giúp mình. Chúc các bạn thành công !

Close Menu