Tìm hiểu về các loại hình Công ty khi kinh doanh

Chắc chắn các bạn đã được nghe rất nhiều về các tên công ty,trong đó có công ty cổ phần,tập đoàn,công ty 1 thành viên và nhiều người nghĩ rằng công ty 1 thành viên là chỉ có 1 người. Hầu hết chúng ta đều chưa rõ về những dạng công ty này .Hãy cùng TING3S tìm hiểu ngay theo bài viết dưới đây nhé.

Hãy giả sử bạn đang kinh doanh và muốn mở 1 doanh nghiệp hay 1 công ty gì đó thì bạn sẽ có những lựa chọn dạng công ty muốn mở như sau:

- Doanh nghiệp tư nhân: nếu bạn chỉ có 1 mình,muốn làm ăn nhỏ,bạn có thể mở 1 doanh nghiệp tư nhân,đây có lẽ là hình thức đơn giản nhất của 1 doanh nghiệp,khi mở 1 doanh nghiệp tư nhân bạn có toàn quyền quyết định với các hoạt động của doanh nghiệp .

Nếu lựa chọn hình thức này thì cái lợi của bạn là ít bị ràng buộc và gặp phải những rắc rối về vấn đề pháp luật. Nhưng bù lại với hình thức này nếu doanh nghiệp của bạn làm ăn thua lỗ và nợ nần chồng chất thì bạn sẽ phải bỏ tiền túi ra để trả nợ.

- Công ty hợp danh : Vẫn ví dụ như trường hợp ban đầu,nhưng thay vì bạn đứng ra thành lập công ty 1 mình thì bây giờ lại có thêm 2,3 người bạn nữa cùng mở công ty ,gọi là thành viên hợp danh. Ngoài những người đứng ra mở công ty thì loại hình này còn cho phép nhiều người khác góp vốn vào công ty.

Thế nhưng 2 nhóm người này sẽ không giống nhau,những ai là thành viên hợp danh thì có quyền quản lý công ty,còn những ai góp vốn thì chỉ ăn chia lợi nhuận chứ không có quyền điều hành và quyền lợi thì đương nhiên cũng ít hơn .

Tìm hiểu về các loại hình Công ty khi kinh doanh

Tuy nhiên nếu công ty rủi ro,làm ăn thua lỗ thì thành viên hợp danh ngoài số vốn đã góp còn phải mang tiền ở nhà ra để chịu trách nhiệm với chủ nợ. Còn người góp vốn thì chỉ mất số tiền đã góp chứ không liên lụy đến gia đình

- Công ty TNHH(Trách nhiệm hữu hạn): Đúng như tên gọi của nó,nghĩa là chỉ chịu trách nhiệm ở một giới hạn nhất định. Cụ thể nếu lập công ty với vốn điều lệ 10 tỷ,công ty bạn làm ăn thua lỗ thì bạn cũng chỉ mất tối đa là 10 tỷ này,chứ không ai đến đòi tiền của gia đình bạn.

Hiểu đơn giản chỉ là chịu trách nhiệm trên số tiền đã góp vào công ty và công ty TNHH thường có cái đuôi là LDT hoặc LLC. Nếu bạn thấy chữ này ở một công ty nào đó thì bạn hiểu rằng đó là công ty TNHH

Và công ty TNHH lại có 2 dạng:

+ Công ty TNHH 1 thành viên: 1 thành viên không phải công ty chỉ có 1 người  mà là công ty chỉ có 1 chủ duy nhất là cá nhân hoặc tổ chức. Còn nhân viên thì nó có thể đến cả 100 đến hàng nghìn nhân viên.

+ Công ty TNHH nhiều thành viên : Tương tự như công ty TNHH 1 thành viên,loại hình này chỉ khác là có từ 2 thành viên trở lên và tối đa là 50 thành viên.

Tìm hiểu về các loại hình Công ty khi kinh doanh

Nhìn vào các bạn sẽ thấy Công ty TNHH có vẻ ngon hơn so với doanh nghiệp tư nhân,bởi vì nó không liên lụy đến gia đình lại còn chuyên nghiệp hơn nhưng Tại sao nhiều người vẫn e ngại chọn hình thức này?

Bởi vì nó sẽ bị pháp luật quản lý chặt chẽ hơn ,rắc rối hơn và Công ty TNHH không được bán cổ phiếu . Nếu bán cố phiểu thì sẽ có rất nhiều người cùng sở hữu công ty,cứ sở hữu vài cổ phiểu thì cũng là chủ công ty rồi. Mà công ty TNHH chỉ giới hạn được tối đa là 50 người.

- Công ty Cổ phần : là công ty nâng cấp cao nhất của công ty TNHH,những thành viên góp vốn thì sẽ được gọi là Cổ đông.

Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm với công ty trong số vốn mà mình đã góp vào,công ty cổ phần cũng không giới hạn số Cổ đông và họ có quyền phát hành Cổ phiếu chia nhỏ công ty và bán cho nhiều người.

Những người lãnh đạo công ty sẽ nằm trong Hội đồng quản trị

- Tập đoàn: hiểu đơn giản là một nhóm rất nhiều công ty con hợp thành. Các công ty con này thì kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau và không cạnh tranh nhau


Hi vọng qua bài viết này,các bạn sẽ đã hiểu sơ khai là các doanh nghiệp tư nhân ,nếu nhiều chủ sở hữu thì là công ty hợp danh. Còn nếu chỉ chịu trách nhiệm với số tiền mình góp,không liên lụy đến gia đình thì là công ty TNHH ,1 chủ là công ty 1 thành viên ,2 đến 50 chủ là công ty nhiều thành viên .Còn vô vàn chủ là công ty cổ phần . Còn công ty hợp lại thì thành tập đoàn

 

Close Menu