1. Cáp đồng trục - Coaxial Cabling

Cáp đồng trục có một dây dẫn bên trong chạy dọc xuống giữa cáp. Dây dẫn được bao quanh bởi một lớp cách điện,sau đó được bao quanh bởi một lá chắn dẫn điện khác,giúp loại cáp này có khả năng chống nhiễu bên ngoài. Loại cáp này có 2 loại : Thinnet và Thicknet. Cả 2 loại này đều có tốc độ truyền tối đa là 10Mbps. Cáp đồng trục trước đây được sử dụng trong mạng máy tính, nhưng ngày nay phần lớn được thay thế bằng cáp xoắn đôi.

Tìm hiểu các loại Cáp Ethernet


2. Cáp xoắn đôi - Twisted Pair Cabling

Một cáp xoắn đôi có 4 đôi dây. Các dây này được xoắn xuang quanh nhau để giảm nhiễu xuyên âm và nhiễu bên ngoài. Loại cáp này phổ biến trong các mạng LAN hiện nay.

Cáp xoắn đôi có thể được sử dụng cho điện thoại và cáp mạng. Nó có 2 phiên bản, UTP(Cáp xoắn đôi không được che chắn)  và STP (Cáp xoắn đôi được che chắn). Sự khác biệt giữa 2 loại này là cáp STP có thêm một lớp cách điện để bảo vệ dữ liệu khỏi các tác động từ bên ngoài.

Ở đây bạn có thể thấy cáp xoắn đôi trông như thế nào:

Tìm hiểu các loại Cáp Ethernet

Cáp xoắn đôi sử dụng đầu nối 8P8C,đôi khi được gọi là sai là đầu nối RJ45:

Tìm hiểu các loại Cáp Ethernet


3. Cáp quang - Fiber Optic Cabling

Loại cáp này sử dụng các sợi quang để truyền dữ liệu dưới dạng tín hiệu ánh sáng. Các sợi cáp có các sợi thủy tinh được bao quanh bởi vật liệu bọc.

Tìm hiểu các loại Cáp Ethernet

Đây là loại cáp có thể hỗ trợ đồ dài cáp lớn hơn bất kỳ các loại cáp khác (lên đến chục km). Cáp cũng không bị nhiễu điện từ. Như bạn thấy,phương pháp đi cáp này có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp khác nhưng nó lại có nhược điểm chính là giá thành cao.

Có 2 loại cáp quang :

- Sợi quang đơn mode (SMF) : Chỉ sử dụng một tia sáng duy nhất để truyền dữ liệu. Được sử dụng cho khoảng cách lớn.

Tìm hiểu các loại Cáp Ethernet

- Sợi đa mode (MMF) : Sử dụng nhiều tia sáng để truyền dữ liệu. Ít tốn kém hơn SMF.

Bốn loại đầu nối thường được sử dụng:

ST (Đầu nối thẳng – Straight-tip Connector)

SC (Đầu nối thuê bao – Subscriber Connector)

FC (Kênh sợi quang – Fiber Chanel)

LC (Đầu nối Lucent – Lucent Connector)