Tấn công mạng là gì? Tấn công mạng là một cuộc tấn công nhằm vào mạng máy tính của tổ chức hoặc một ứng dụng internet. Nó thường là một nỗ lực xấu nhằm thu lợi từ việc đột nhập vào hệ thống, làm gián đoạn dịch vụ và đánh cắp dữ liệu. Nó thường được thực hiện bởi một cá nhân hoặc nhóm tin tặc.
Chúng sử dụng nhiều công cụ và phương pháp thực hiện khác nhau để thực hiện các cuộc tấn công, bao gồm bộ công cụ khai thác, Phần mềm độc hại, Ransomware,.v.v.
Đó là một thực tế, các cuộc tấn công mạng xảy ra hàng ngày. Theo báo cáo, các cuộc tấn công mạng ngày càng trở nên thường xuyên và hiệu quả hơn. Hơn 62% doanh nghiệp được khảo sát từ các ngành khác nhau trải qua các cuộc tấn công hàng ngày và 15% trong số đó dữ liệu bị mất hoàn toàn.
Lý do tại sao tin tặc tấn công
Tin tặc có nhiều lý do để thực hiện một cuộc tấn công mạng vào các mạng dễ bị tấn công. Một trong những lý do phổ biến nhất khiến tin tặc tấn công là đánh cắp hoặc rò rỉ thông tin. Đây có thể là dữ liệu từ khác hàng, nhân viên nội bộ hoặc dữ liệu kinh doanh nhạy cảm. Tin tặc sử dụng thông tin này để đánh cắp danh tính, thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng và cuối cùng là đánh cắp tiền.
Nhưng không phải tất cả các hacker đều muốn kiếm được lợi nhuận từ việc hack hệ thống. Một trong số họ tấn công vì niềm vui và vinh quang. Càng nhiều dịch vụ họ làm gián đoạn được họ càng chứng tỏ được bản thân, họ càng đạt được nhiều danh tiếng. Một số khác lại tấn công mạng chỉ để chứng minh lý tưởng của họ và phản đối các phong trào chính trị hoặc kinh tế khác nhau.
Các loại tấn công mạng phổ biến
1. Malware – Phần mềm độc hại
Malware được phát triển bởi các kẻ tấn công mạng với mục đích xâm nhập máy tính của mục tiêu và chiếm một số hoặc toàn quyền kiểm soát. Thông thường Malware có thể lây nhiễm vào hệ thống hoặc mạng với sự giúp đỡ vô tình và không có chủ ý ban đầu của con người. Một khi đã lọt được vào hệ thống nó sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Tin tặc dụ người dùng nhấp vào các tệp đính kèm trong email, tải xuống phần mềm cài đặt dưới dạng ebook hoặc lây nhiễm qua các thiết bị di động để chúng lây lan nhanh hơn.
Dưới đây là các phần mềm độc hại phổ biến nhất năm 2020:
- Virus: Lây lan khi người dùng thực hiện hành động, chẳng hạn như mở một tệp bị nhiễm. Chúng phụ thuộc vào một tệp máy chủ lưu trữ.
- Worms: Chúng tự động sao chép mà không cần sử dụng tệp máy chủ.
- Trojan Horse: Phần mềm độc hại giả dạng phần mềm hợp pháp. Sau khi bạn cài đặt nó, nó sẽ kiểm soát hệ thống của bạn.
- Rootkit: Ẩn sâu bên trong các tệp máy tính. Nó cung cấp quyền truy cập liên tục hoặc cửa hậu vào máy tính.
- Logic Bomb: Một tập hợp các hướng dẫn được chèn vào phần mềm để thực hiện một hành động độc hại khi một điều kiện nhất định được kích hoạt
- Exploit Kit: Tìm kiếm lỗ hổng phần mềm. Nó rất hiệu quả trên các hệ thống chưa được vá.
- Adware : Nó hiển thị các quảng cáo không mong muốn liên tục trên máy tính của bạn. Một số phần mềm quảng cáo giám sát hành vi của người dùng để nó có thể phân phát quảng cáo phù hợp.
- Ransomware: Nó chặn các tệp hoặc dữ liệu quan trọng trên máy tính và yêu cầu tiền nếu muốn lấy lại dữ liệu.
2. Phishing – Lừa đảo
Một cuộc tấn công mạng nhằm lấy thông tin nhạy cảm bằng cách lừa các mục tiêu tin vào các tin nhắn giả mạo. Những kẻ tấn công lừa đảo ngụy trang thành một nguồn đáng tin cậy và gửi những lời dụ dỗ thường thông qua email, mạng xã hội hoặc các phương tiện điện tử khác.
Nó lừa người dùng nhập thông tin cá nhân của họ, chẳng hạn như tên người dùng, mật khẩu, thẻ tín dụng,v.v vào một trang web giả mạo trông giống như trang web hợp pháp, nhưng thực tế không phải vậy.
3. Man in the Middle Attack
Như tên của nó, kẻ tấn công ngồi ở giữa giao tiếp giữa 2 mục tiêu và có thể nghe trộm. Man-In-The-Middle Attack hoặc MITM cố gắng bí mật đánh chặn và lắng nghe liên lạc hợp pháp giữa 2 máy chủ.
Kẻ tấn công hoạt động như một người chuyển tiếp lắng nghe và đôi khi thậm chí thay đổi cuộc trò chuyện giữa 2 máy chủ. Nó chặn toàn bộ thông tin liên lạc đi qua 2 nại nhân và thậm chí chèn các tin nhắn mới.
MITM có thể xảy ra trong bất kỳ hình thức giao tiếp trực tuyến hoặc điện tử nào.
Dưới đây là các cuộc tấn công MITM phổ biến nhất:
- Email Hijacking
- Wireless LAN Eavesdrop
- Session Hijacking
4. DoS and DDoS Denial of Service Attack – Tấn công từ chối dịch vụ DoS và DDoS
Cuộc tấn công mạng này làm các hệ thống bị tràn về băng thông với quá nhiều lưu lượng truy cập làm quá tải tài nguyên và hệ thống, khiến máy chủ và mạng không khả dụng. Với quá nhiều thông tin, một máy chủ hoặc hệ thống thường không thể đáp ứng các yêu cầu hợp lệ nên nó bị quả tải. Những kẻ tấn công DoS cố gắng làm cho tài nguyên mạng không khả dụng cho người dùng hợp pháp của nó bằng cách làm tràn ngập các máy chủ với các yêu cầu rác và quá khổ.
Trong một cuộc tấn công DDoS, nguồn lưu lượng truy cập DoS đến từ nhiều nơi khác nhau. Kẻ tấn công thường tạo ra một DDoS bằng một đội quan bot hoặc botnet. Tất cả bot trong mạng botnet đều là những hệ thống bị lây nhiễm, được điều khiển để gửi vô số lưu lượng truy cập đến nơi nó muốn tấn công DDoS.
Một biến thể của DDoS là HTTP Flood. Cuộc tấn công này kiểm soát các yêu cầu không mong muốn HTTP và POST để tấn công máy chủ web. HTTP Flood sử dụng một mạng botnet để áp đảo một máy chủ có quá nhiều yêu cầu HTTP.
5. Cross Site Scripting
Cuộc tấn công này nhằm mục đích chèn mã độc hại vào một trang web nhắm mục tiêu trình duyệt của người dùng. Cross Site Scripting cũng được biết đến như XSS nhắm mục tiêu các ứng dụng web đáng tin cậy. Kẻ tấn công sử dụng ứng dụng web để đưa mã vào trình duyệt hoặc các tập lệnh phía máy khách được những người dùng khác của cùng một ứng dụng xem.
6. SQL Injection
Một cuộc tấn công SQL Injection can thiệp vào các truy vấn mà ứng dụng web thực hiện đối với cơ sở dữ liệu. Kẻ tấn công chèn các dòng mã SQL được tạo thủ công cho phép tiết lộ dữ liệu. Dữ liệu này được truy xuất từ cơ sở dữ liệu có thể là thông tin về những người dùng khác. Kẻ tấn công giành được quyền truy cập vì cơ sở dữ liệu không thể nhận ra các câu lệnh không chính xác và lọc ra các giá trị đầu vào bất hợp pháp.
Trong một số trường hợp, SQL Injection cũng có thể sửa đổi hoặc xóa dữ liệu, gây hại cho nội dung của cơ sở dữ liệu và hoạt động bình thường của ứng dụng. Để thực hiện việc chèn SQL chỉ là việc gửi các câu lệnh SQL độc hại vào bất kỳ trường nhập dễ bị tấn công nào chẳng hạn như hộp tìm kiếm.
7. Zero-day Exploits
Khi phần mềm mới được phát triển, nó thường chứa vô số lỗi và lỗ hổng. Khi các nhà phát triển phần mềm tìm thấy lỗ hổng bảo mật của họ, họ nhanh chóng phát triển các bản vá và cập nhật. Nhưng đôi khi quá trinh này diễn ra chậm.
Tin tặc tận dụng lợi thế của việc khai thác Zero-day và có thể tìm thấy lỗ hổng trong phần mềm mới nhanh hơn nhiều. Họ có thể nhắm mục tiêu lỗ hổng này trước khi người dùng cập nhật phần mềm của họ.
Các giải pháp giám sát chống lại các cuộc tấn công mạng
Khi nói đến việc bảo vệ mạng của bạn trước các cuộc tấn công mạng, các công cụ tốt nhất là phán đoán của riêng bạn, nhận thức chung và đào tạo cơ bản vững chắc về an ninh mạng. Người ta tin rằng chỉ có khoảng 3% Malware có thể khai thác một lỗ hổng kỹ thuật. Phần còn lại 97% dựa vào việc lừa con người thông qua kỹ thuật xã hội để dễ dàng hack một hệ thống hơn.
Đào tạo nhân sự để tránh bị lừa và lừa đảo là một trong những yếu tố cốt lõi một an ninh mạng vững mạnh. Nhưng các mối đe dọa đến từ các hướng khác nhau và dưới các hình thức khác nhau, khó có thể duy trì phòng thủ 100%. Mặc dù bạn có thể giải quyết được 97% mối đe dọa từ kỹ thuật xã hội nhưng bạn vẫn cần phải bảo vệ khỏi 3%.
Bảo vệ khỏi toàn bộ các cuộc tấn công mạng thực sự là một thách thức. Mặc dù hệ điều hành có bảo mật riêng, nhưng nó thường là chưa đủ. Các công cụ an ninh mạng và SIEM(Quản lý sự kiện và thông tin bảo mật) khá hữu ích khi mạng của bạn có quy mô vừa đến lớn.
Dưới đây là một số công cụ an ninh mạng tốt nhất trên thị trường:
- SolarWinds Log and Event Manager
- Splunk
- RSA NetWitness Suite
- ManageEngine Log360
Cộng Đồng