1. Kiếm tiền nhờ ăn chênh lệch lãi vay

Có thể có nhiều bạn đã biết một trong những cách kiếm tiền rất cơ bản của ngân hàng là ăn chênh lệch lãi vay. Ngân hàng kiếm tiền nhờ vay tiền của khách hàng với lãi suất thấp thường rơi vào khoảng 6 đến 8% một năm. Sau đó lại cho vay với lãi suất cao hơn thường khoảng 14 đến 15% thậm chí cao hơn nữa.

Điền hình như mua trả góp tới 30 đến 40% và cái việc cho vay với lãi suất cao rồi vay của người dân với lãi suất thấp đã giúp ngân hàng thu về bội tiền.

Ví dụ như ông A có 10 tỷ do không tiêu đến nên ông mang đi gửi ngân hàng ,ông thấy ngân hàng X có lãi suất rất cao 9% mỗi năm như vậy mỗi năm ô sẽ thu về 900 tiền lãi . Ngân hàng X nhận tiền của ông A thì mang đi đầu tư cho bà B vay để mua xe trả góp với lãi suất 19% một năm . Như vậy mỗi năm bà B sẽ trả 1 tỷ 900 triệu tiền lãi cho ngân hàng.

Vậy là nhờ việc lấy tiền của ông A cho bà B vay,ngân hàng đã kiếm được 1 tỷ . Đây là cách kiếm tiền đầu tiên và là cơ bản nhất của mọi ngân hàng.

2. Kiếm tiền từ các hoạt động dịch vụ

Bao gồm có hoạt động thanh toán,bảo hiểm,đại lý ngân quỹ…

Ví dụ các bạn thường thấy đi rút tiền ở các cây ATM thì sẽ phải trả phí,chuyển tiền cũng phải trả phí,mở tài khoản cũng phải trả phí…Mỗi lần chỉ một vài nghìn,nhưng nếu cộng lại rất rất nhiều khách hàng thì sẽ là một số tiền rất lớn lên đến hàng nghìn tỉ đồng.

Và hiện nay một số ngân hàng đang đi theo hướng khác là chấp nhận bù lỗ để miễn phí tất cả các dịch vụ rút chuyển tiền,mở tài khoản….Họ đang chơi bài thẻ con cá rô để bắt con cá chép,bởi vì khi miễn phí dịch vụ họ sẽ thu hút được nhiều khách hàng về với ngân hàng của họ.

Từ đó họ sẽ có dòng tiền gửi về lớn hơn và cho vay hoặc đi đầu tư được nhiều hơn,do đó sẽ thu được số tiền lãi còn lớn hơn số tiền thu từ dịch vụ.

3. Đầu tư chứng khoán

Với việc mang tiền đi chơi chứng khoán mà ngân hàng Techcombank đã thu về 6 nghìn 600 tỷ đồng cho năm 2019 đóng góp lên tới 25% tổng số tiền mà Techcombank đã làm ra trong năm 2019. Rõ ràng ngân hàng này rất giỏi .

4. Mang tiền đi đầu tư góp vốn tại các doanh nghiệp

5. Mang tiền đi gửi tại các ngân hàng khác  hoặc ngân hàng nước ngoài

6. Kinh doanh vàng và ngoại tệ

Như vậy ngoài cách đi vay rồi cho vay thì còn tới 5 hình thức kiếm tiền khác nữa của ngân hàng, nhưng đây cũng chỉ là các hình thức cơ bản thôi,nói chung là khi có tiền trong tay ngân hàng sẽ tìm mọi cách để kiếm ra nhiều tiền hơn miễn sao tiền lãi họ thu về cao hơn tiền lãi họ phải trả cho khách hàng thì họ sẽ lời.


Nhưng đây mới là điều ít bạn nghĩ tới,đó là ngân hàng tạo ra nhiều tiền hơn cho xã hội

Giả sử bạn mang 1 tỷ đến gửi ngân hàng thì ngân hàng sẽ bỏ ra 1 khoản tiền để dự trữ bắt buộc theo quy định của nhà nước. Dự trữ bắt buộc là khoản tiền mà ngân hàng bắt buộc phải trích ra để giữ lại nếu người dân đến rút còn có tiền mà rút,chứ mang hết tiền đi đầu tư rồi không có tiền cho khách hàng rút thì ai còn gửi ngân hàng nữa .

Thường thì Dự trữ bắt buộc ở Việt Nam là dưới 10%,nghĩa là với ví dụ ở trên thì ngân hàng sẽ được phép mang đi 900 triệu đi đầu tư.Lại giả sử ông A đến vay ngân hàng 900 triệu này để đi mua xe của ông B,vậy là ông B lại có 900 triệu trong tay ,số tiền này ông B lại đi gửi ngân hàng. Ngân hàng lại giữ lại 10% của ông B,tức là 90 triệu còn lại 810 triệu lại mang đi đầu tư. Giả sử ông C lại đến ngân hàng vay 810 triệu này để đi mua đất của ông D => Ông D lại có tiền đi gửi ngân hàng. Cứ liên tục quay vòng như vậy số tiền danh nghĩa mà ngân hàng tạo ra sẽ lên tới 10 tỷ,trong khi chỉ bắt đầu với 1 tỷ tiền mặt

Bằng cách này Ngân hàng sẽ tạo ra rất nhiều tiền chỉ từ 1 khách hàng đến gửi và như vậy họ kiếm được nhiều tiền lãi hơn . Đương nhiên nếu tất cả khách hàng cùng đến rút cùng 1 lúc thì ngân hàng sẽ không có tiền để trả,bởi thực tế họ chỉ dự trữ có 10%,và nếu khách hàng cùng rủ nhau đi rút thật thì ngân hàng sẽ khủng hoảng.

Sự thật này đã từng xảy ra ở nước ngoài và gây khủng hoảng cả nền kinh tế đó là lý do tại sao Nhà nước Việt Nam đang cân nhắc việc tăng tỷ lệ dữ trữ trong mùa dịch để đảm bảo nếu người dân có nhu cầu rút tiền mặt thì vẫn có tiền cho người dân rút