Khi bạn kết nối ổ đĩa với Windows, bạn cần chọn giữa Master Boot Record(MBR) hoặc GUID Partition Table(GPT). Đây là những phương thức lưu giữ thông tin về cách dữ liệu được lưu trữ trên ổ đĩa. Nhưng làm thế nào để bạn biết cái nào để sử dụng?
Chúng ta sẽ xem xét sự khác biệt giữa MBR và GPT, cái nào tốt nhất cho Windows 10, cùng với việc đánh giá cái nào tốt nhất cho ổ cứng SSD. Mặc dù GPT hiện đại hơn và có nhiều ưu điểm hơn, nhưng có một số trường hợp đặc biệt mà bạn cần dùng MBR.
MBR so với GPT: Phân vùng(Partitions)
Nói 1 cách đơn giản, phân vùng là các phần trên ổ lưu trữ dữ liệu. Bạn luôn cần ít nhất 1 ổ đĩa để lưu trữ dữ liệu. Nói đơn giản, nó chính là khả năng chia thành các ổ như C dành cho hệ điều hành, ổ D lưu trữ dữ liệu.
MBR chỉ cho phép bạn tạo 4 phân vùng chính. Với GPT thì bạn có thể tạo tối đa 128 phân vùng trên một ổ GPT mà không lo lắng gì cả.
Nói chung ở vấn đề này, mình thấy hầu hết mọi người chỉ tạo khoảng 3 đến 4 phân vùng ổ đĩa là chính. Chính vì thế GPT cho tạo 128 phân vùng cũng không có quá nhiều khác biệt khi mà họ không bao giờ dùng đến. Tuy nhiên với những ai muốn khởi động nhiều hệ điều hành từ cùng một ổ đĩa có lẽ sẽ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này.
Tóm lại: Đối với phân vùng này,mình không quan trọng lắm.
MBR so với GPT: Dung lượng(Capacity)
MBR chỉ có thể sử dụng tối đa 2TB dung lượng lưu tữ. Bất kỳ thứ gì lớn hơn thế và dung lượng ổ đĩa thừa hoặc bổ sung thêm cũng không thể sử dụng được.
GPT cho phép 64-bit, có nghĩa là giới hạn lưu trữ lên tới 9.4ZB(zettabyte).
Tóm lại : Các bạn có thể thấy thì GPT có dung lượng vượt trội hơn hẳn so với MBR.
MBR so với GPT: Khôi phục (Recovery)
MBR lưu trữ tất cả các phân vùng và dữ liệu khởi động ở một nơi duy nhất. Điều này có nghĩa là nếu bất cứ thứ gì bị hỏng, bạn sẽ gặp sự cố. Nếu bất kỳ dữ liệu nào bị hỏng với MBR, bạn sẽ chỉ phát hiện ra khi Windows của bạn khởi động. Khôi phục từ MBR là có thể nhưng không phải lúc nào cũng thành công.
GPT vượt trội hơn nhiều ở chỗ nó lưu trữ nhiều bản sao lưu dữ liệu khởi động qua một số phân vùng ở đầu và cuối. Nếu có một phân vùng bị hỏng, nó có thể sử dụng các phân vùng khác để khôi phục.
Ngoài ra, GPT có mã phát hiện lỗi sẽ đánh giá các bảng phân vùng khi khởi động và xem có vấn đề gì xảy ra với chúng hay không. Nếu phát hiện lỗi, GPT có thể tự động sửa chữa.
Tóm lại: GPT có khả năng Recovery lại tốt hơn so với MBR.
MBR so với GPT: Khả năng tương thích
BIOS và UEFI là giao diện khởi động máy của bạn. Mặc dù cả 2 đều phục vụ cùng 1 mục đích, nhưng chúng lại khác nhau.
BIOS cũ hơn(xuất hiện từ những năm 80) và bất kỳ hệ thống mới nào được mua từ năm 2010 hầu hết sẽ sử dụng UEFI.
Khả năng sử dụng MBR hoặc GPT của bạn sẽ phụ thuộc vào giao diện mà hệ thống của bạn hỗ trợ:
- Windows 10,8/ 8.1, 7 và Vista 64-bit yêu cầu hệ thống dựa trên UEFI để khởi động từ ổ đĩa GPT.
- Windows 10 và 8/8.1 32-bit yêu cầu hệ thống dựa trên UEFI để khởi động từ ổ GPT.
- Windows 7 và Vista 32-bit không thể khởi động từ ổ GPT.
- Tất cả các phiên bản Windows được đề cập đều có thể đọc và ghi vào ổ GPT.
Tóm lại: MBR tốt cho các hệ điều hành cũ dạng 32-bit, GPT phù hợp với xu hướng máy tính hiện đại hệ điều hành 64-bit.
MBR so với GPT: Cái nào tốt nhất?
Theo mình thì GPT là sự lựa chọn dành cho bạn. GPT có khả năng phục hồi cũng như khả năng quản lý và tương thích hơn với các máy tính hiện đại ngày nay.
Mặc dù ổ cứng SSD có ưu điểm chính là chúng khởi động Windows rất nhanh, việc MBR hay GPT ở đây cũng không ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, dù sao thì bạn cũng cần một hệ thống dựa trên UEFI để tận dụng những tốc độ đó. Do đó, khi nói đến MBR hoặc GPT cho SSD, thì GPT là sự lựa chọn hợp lý hơn cả.
Khi nào sử dụng MBR? Thực sự, chỉ khi nào bạn bắt buộc phải chạy hệ điều hành cũ thì bạn mới nên dùng MBR. Nhưng việc này mình không khuyến khích, vời vì ổ SSD sẽ phù hợp với các hệ điều hành mới hơn. Ví dụ bạn sử dụng SSD trên Windows XP sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ và hiệu suất của ổ đĩa do không hỗ trợ 1 tính năng được gọi là TRIM.
Cộng Đồng