IoT là gì?
Internet of Things (IoT) là một mạng lưới các đối tiowngj vật lý hay người ta gọi là vạn vật được nhúng với phần mềm,điện tử, mạng và cảm biến cho phép các đối tượng này thu thập và trao đổi dữ liệu. Mục tiêu của IoT là mở rộng kết nối internet từ các thiết bị tiêu chuẩn như máy tính, di động, máy tính bảng,v.v.
IoT làm cho hầu hết mọi thứ trở nên thông minh bằng cách cải thiện các khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta với sức mạnh của thu thập dữ liệu, thuật toán AI và mạng. Trong hướng dẫn IoT này,chúng ta sẽ tìm hiểu các khái niệm cơ bản về IoT, giới thiệu về IoT, các nguyên tắc cơ bản của IoT,v.v.
Lịch sử IoT
- 1970 : Ý tưởng thực tế về các thiết bị kết nối được đề xuất
- 1990: John Romkey tạo ra một máy nướng bánh mì có thể bật/tắt qua Internet.
- 1995 : Siemens giới thiệu mô-đun di động đầu tiên được xây dựng cho M2M.
- 1999: Thuật ngữ Internet of Things được Keven Ashton sử dụng trong quá trình làm việc tại P&G và được chấp nhận rộng rãi.
- 2004: Thuật ngữ này được đề cập trong các ấn phẩm nổi tiếng như Guardian, Boston Globe và Scientific American.
- 2005: Liên minh Viễn thông quốc tế của LHQ(ITU) đã công bố báo cáo đầu tiên về chủ đề này.
- 2008: Internet of Things ra đời
- 2011: Gartner, công ty nghiên cứu thị trường đưa công nghệ Internet of Things vào nghiên cứu của họ.
IoT hoạt động như thế nào?
Toàn bộ quy trình IoT bắt đầu với chính các thiết bị như điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, thiết bị điện tử như TV, máy giặt giúp bạn giao tiếp với nền tảng IoT.
Chúng ta sẽ tìm hiểu về 4 thành phần cơ bản của hệ thống IoT:
- Sensors/Device: Cảm biến/Thiết bị là thành phần quan trọng giúp bạn thu thập dữ liệu trực tiếp từ môi trường xung quanh. Tất cả dữ liệu này có thể có nhiều mức độ phức tạp khác nhau. Nó có thể là một cảm biến theo dõi nhiệt độ đơn giản, hoặc nó có thể ở dạng nguồn cấp dữ liệu video.
Một thiết bị có thể có nhiều loại cảm biến khác nhau thực hiện nhiều nhiệm vụ ngoài cảm biến. Ví dụ: điện thoại di động là một thiết bị có nhiều cảm biến như GPS, máy ảnh nhưng điện thoại thông minh của bạn không thể cảm nhận được những điều này.
- Connectivity: Tất cả dữ liệu thu thập được sẽ được gửi đến cơ sở hạ tầng đám mây. Các cảm biến phải được kết nối với đám mây bằng nhiều phương tiện khác nhau. Các phương tiện giao tiếp như mạng di động, mạng vệ tinh, Bluetooth,WiFi,WAN,v.v…
- Data Processing: Khi dữ liệu đó được thu thập và nó được đưa lên đám mây, phần mềm sẽ thực hiện xử lý trên dữ liệu đã thu thập.
- User Interface: Thông tin cần có sẵn cho người dùng cuối theo 1 cách nào đó có thể đạt được bằng cách kích hoạt cảnh báo trên điện thoại của họ hoặc gửi thông báo cho họ qua email hoặc tin nhắn văn bản.
Ứng dụng IoT
Các giải pháp IoT được sử dụng rộng rãi trong nhiều công ty trong các ngành công nghiệp. Dưới đây là một số ứng dụng IoT phổ biến nhất:
- Smart Thermostats: giúp bạn tiết kiệm tài nguyên trên hóa đơn sưởi ấm bằng cách biết cách sử dụng của bạn
- Connected Cars: IoT giúp các công ty ô tô tự động xử lý việc thanh toán, đô xe, bảo hiểm và các nội dung liên quan.
- Activity Trackers: giúp bạn nắm bắt nhịp tim, lượng calo tiêu thụ, mức độ hoạt động và nhiệt độ trên cơ thể.
- Smart Outlets: Bật hoặc tắt từ xa bất kỳ thiết bị nào. Nó cũng cho phép bạn theo dõi mức năng lượng của thiết bị và nhận thông báo tùy chỉnh trực tiếp vào điện thoại thông minh của bạn.
- Parking Sensors: Công nghệ IoT giúp người dùng xác định tình trạng có chỗ đậu xe theo thời gian thực trên điện thoại của họ.
- Connect Health: Khái niệm về hệ thống chăm sóc sức khỏe được kết nối tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi sức khỏe và chăm sóc bệnh nhân theo thời gian thực. Nó giúp cải thiện việc ra quyết định y tế dựa trên dữ liệu bệnh nhân.
- Smart City: Rất nhiều trường hợp sử dụng như giao thông, quản lý chất thải, phân phối nước,v.v..
- Smart Home: Thiết bị gia dụng, bóng đèn, cửa sổ, khóa cửa,v.v.
- Smart Supply Chain: giúp bạn theo dõi hàng hóa theo thời gian thực khi chúng đang trên đường hoặc yêu cầu các nhà cung cấp trao đổi thông tin về hàng tồn kho.
Những thách thức của Internet of Things(IoT)
Hiện tại, IoT đang phải đối mặt với nhiều thách thức, chẳng hạn như:
- Kiểm tra và cập nhật không đầy đủ.
- Mối quan tâm về bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư.
- Độ phức tạp của phần mềm.
- Khối lượng dữ liệu và diễn giản.
- Tích hợp với AI và tự động hóa.
- Các thiết bị yêu cầu nguồn nhân lực liên tục.
Ưu điểm của IoT
Các lợi ích chính của công nghệ IoT như sau:
- Tối ưu hóa kỹ thuật: Công nghệ giúp IoT giúp rất nhiều trong việc cải tiến công nghệ và làm cho chúng tốt hơn. Ví dụ: với IoT một nhà sản xuất có thể thu thập dữ liệu từ các cảm biến xe hơi khác nhau. Nhà sản xuất phân tích chúng để cải tiến thiết kế và làm cho chúng hoạt động hiệu quả hơn.
- Thu thập dữ liệu cải tiến: Thu thập dữ liệu theo các truyền thống có những hạn chế và thụ động. IoT tạo điều kiện cho việc thu thập dữ liệu này trở nên linh hoạt hơn.
- Giảm lãng phí: IoT cung cấp thông tin thời gian thực giúp đưa ra quyết định và quản lý tài nguyên hiệu quả.
- Cải thiện mức độ tương tác của khách hàng: IoT cho phép bạn cải thiện trải nghiệm của khách hàng bằng cách phát hiện các vấn đề và cải thiện quy trình.
Nhược điểm của IoT
Bây giờ, chúng ta hãy xem một số nhược điểm của IoT nhé:
- Bảo mật: Công nghệ IoT tạo ra một hệ sinh thái các thiết bị được kết nối. Tuy nhiên, trong quá trình này, hệ thống có thể cung cấp ít kiểm soát xác thực mặc dù có đủ các biện pháp bảo mật.
- Quyền riêng tư: Việc sử dụng IoT, tiết lộ một lượng lớn dữ liệu cá nhân, cực kỳ chi tiết, mà không có sự tham gia tích cực của người dùng. Điều này tạo ra rất nhiều vấn đề về quyền riêng tư.
- Tính linh hoạt: Có một mối quan tâm lớn liên quan đến tính linh hoạt của hệ thống IoT. Nó chủ yếu liên quan đến việc tích hợp với một hệ thống khác vì có nhiều hệ thống đa dạng tham gia vào quá trình.
- Tính phức tạp: Việc thiết kế hệ thống IoT cũng khá phức tạp. Hơn nữa, việc triển khai và bảo trì cũng không dễ dàng.
- Tuân thủ: IoT có bộ quy tắc và quy định riêng. Tuy nhiên, vì tính phức tạp của nó, nhiệm vụ tuân thủ là rất khó khăn.
Cộng Đồng