Để bảo vệ bạn khỏi các mối đe dọa trực tuyến ngày càng tăng,việc tải xuống một trong những phần mềm chống virus là một biện pháp tốt,có lợi. Tuy nhiên,nếu bạn có thể hiểu rõ các thuật ngữ liên quan đến virus thì bạn sẽ có các biện pháp phòng tránh tốt hơn. Hãy cùng Ting3s.com giải thích các thuật ngữ chống virus phổ biến nhất nhé.
1. Adware (Phần mềm quảng cáo)
Adware là một loại phần mềm được sử dụng để hiển thị quảng cáo trên các trang web,trình duyệt web,công cụ tìm kiếm,ứng dụng miễn phí và thậm chí cả thiết bị của mọi người. Thông thường,phần mềm quảng cáo bao gồm cửa sổ bật lên và các hình thức quảng cáo xâm nhập khác. Nói chung,những quảng cáo này không được người dùng muốn và có thể dẫn đến các vấn đề như làm hiệu suất máy tính chậm,tiêu tốn tài nguyên máy tính.
2. Antivirus (Chống virus)
Thuật ngữ Antivius được sử dụng khi mô tả một loại ứng dụng,phần mềm xác định và giảm thiểu các loại mối đe dọa trực tuyến bằng cách quét các tệp và ứng dụng trên máy tính của bạn. Đây là thứ bạn nên bổ sung ngay sau khi mua máy tính,nó có nhiều tùy chọn trả phí và miễn phí,mỗi tùy chọn có một lợi ích riêng.
3. Blacklist (Danh sách đen)
Với công cụ danh sách đen (blacklist),bạn có thể liệt kê các trang web và địa chỉ IP khác nhau mà bạn muốn chặn trên một thiết bị hoặc một mạng. Thông thường,chúng được các bậc cha mẹ sử dụng như một biện pháp an toàn trên Internet để đảm bảo con cái của họ không thể truy cập trực tuyến nội dung người lớn (ví dụ như nội dung khiêu dâm và cờ bạc).
4. Distributed Denial of Service Attack (Từ chối tấn công dịch vụ phân tán)
Một từ chối phân phối dịch vụ tấn công (DDoS) là việc ngăn chặn những mối đe dọa nhắm vào một máy chủ cụ thể với các phương thức nhiều lượt truy cập đến máy chủ,làm ngập lụt mạng bằng cách gửi những gói tin lớn lên mạng hay máy chủ gây ra các hiện tượng mất kết nối dịch vụ,kết quả cuối cùng là các máy Client không thể truy cập vào dịch vụ,website. Và điều này sẽ xảy ra đến khi nào vấn đề được giải quyết.
5. Encryption (Mã hóa)
Encryption được sử dụng để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm,chẳng hạn như tin nhắn,mật khẩu,thông tin thẻ tín dụng và các giao dịch trực tuyến. Nó hoạt động bằng cách chuyển văn bản thành các số không thể giải mã được .Để có thể đọc được dữ liệu này,cần phải có khóa giải mã.
6. Firewall
Firewalls là một cơ chế bảo mật phân tích tất cả lưu lượng truy cập vào và ra khỏi mạng. Bằng cách này ,tường lửa có thể ngăn chặn những kẻ xâm nhập vi phạm bảo mật mạng và sau đó xâm nhập vào thiết bị của bạn. Chúng là một phần quan trọng của an ninh mạng và bảo vệ người dùng khỏi tất cả các loại tấn công mạng.
7. IP Address
Một địa chỉ giao thức Internet được cấp cho mọi thiết bị được kết nối với Internet. Về cơ bản,nó đóng vai trò là mã nhận dạng cho các thiết bị được kết nối,cho dù đó là máy tính,máy tính bảng,điện thoại thông minh,bộ định tuyến hay TV thông minh và cũng được sử dụng để định vị nơi sản phẩm điện tử đang sử dụng.
8. Malware (Phần mềm độc hại)
Malware về cơ bản là phần mềm độc hại được thiết kế bởi một kẻ đe dọa nhằm mục đích duy nhất là đột nhập hoặc gây thiệt hại cho thiết bị của mục tiêu. Thông thường,nạn nhân sẽ không nhận ra rằng họ đã bị nhiễm phần mềm độc hại. Các mối đe dọa an ninh mạng khác nhau như virus,worms,Trojans hay spyware đều là các dạng phần mềm độc hại nhưng chúng có mục đích và khả năng khác nhau.
9. Phishing (Lừa đảo)
Phishing Attacks là khi tội phạm mạng gửi mail,tin nhắn hoặc các cuộc gọi độc hại và yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân,bao gồm thông tin đăng nhập và thông tin thẻ tín dụng. Những kẻ lừa đảo này thường nói rằng họ là những người của một tổ chức,một công ty nào đó….
10. Proxy Servers (Máy chủ Proxy)
Proxy Servers thực hiện vai trò trung gian giữa người dùng Internet và trang web. Chúng giúp người dùng có thể truy cập các trang web và dịch vụ trực tuyến thông qua một địa chỉ IP khác. Điều này cho phép mọi người vượt qua các hạn chế về địa lý và ẩn danh tính của họ,mặc dù proxy không mã hóa lưu lượng truy cập internet của bạn như VPN.
11. Ransomware
Ransomware là một dạng tội phạm,theo đó tin tặc giành quyền truy cập vào thiết bị,đánh cắp hoặc mã hóa dữ liệu và đe dọa xóa hoặc làm rò rỉ dữ liệu này trực tuyến trừ khi trả phí chuộc. Một số kẻ đe dọa có thể cung cấp quyền truy cập dữ liệu nếu nạn nhận đồng ý trả tiền chuộc.
12. Router (Bộ định tuyến)
Router là một phần cứng để kết nối thiết bị của bạn (máy tính,máy tính bảng,điện thoại….) với Internet,cho phép bạn có thể lướt web. Nếu bạn đăng ký gói băng thông rộng,bạn sẽ được nhà cung cấp dịch vụ(ISP) cung cấp bộ định tuyến.
13. Spyware (Phần mềm gián điệp)
Spyware cũng là một dạng phần mềm độc hại (Malware),cho phép tội phạm mạng thu thập dữ liệu nhạy cảm như tất cả các hoạt động mà một cá nhân hoặc doanh nghiệp thực hiện trực tuyến,thông tin thẻ tín dụng vầ thông tin đăng nhập tài khoản.Những kẻ phá hoại sau đó có thể sử dụng thông tin này để dánh cắp danh tính của mọi người,thực hiện các cuộc tấn công tiếp theo hoặc bán dữ liệu cho các nhà quảng cáo mà nạn nhân không biết hoặc cho phép họ.
14. Trojan
Trojan là một tập hợp con của phần mềm độc hại,giả dạng các trang web và ứng dụng hợp pháp có thể lừa người dùng cung cấp các thông tin cá nhân như thông tin đăng nhập và số thẻ tín dụng. Chúng cũng cho phép tin tặc thực hiện các hoạt động khác nhau,chẳng hạn như truy cập từ xa vào máy tính bị nhiễm,theo dõi người dùng và gửi tin nhắn văn bản, Mọi người có thể bị ảnh hưởng bởi Trojan bằng cách nhấp vào các liên kết trong email lừa đảo hoặc tải xuống phần mềm độc hại.
15. Whitelist (Danh sách trắng)
Ngược lại với Blacklist(Danh sách đen) là danh sách trắng(Whitelist). Trong khi danh sách đen cho phép người dùng chặn các trang web và ứng dụng cụ thể,danh sách trắng cho phép họ duyệt các URL để chúng có thể được truy cập trên thiết bị hoặc mạng.
16. Virus
Virus là một dạng phần mềm độc hại tự sao chép với mục đích lây nhiễm toàn bộ thiết bị. Nó có thể gây ra thiệt hại lớn cho máy tính của nạn nhân,cả trên hệ điều haanfh và ứng dụng. Các thiết bị có thể bị nhiễm virus khi người dùng nhấp vào liên kết độc hại trong email,mở tài liệu độc hại hoặc tải xuống ứng dụng độc hại. Bạn có thể biết máy tính của mình đã bị nhiễm virus hay chưa thông qua các hiện tượng lạ trên máy tính như : máy trở nên chậm chạp hoặc thực hiện các hành động ngẫu nhiên.
17. VPN (Mạng riêng ảo)
Một mạng riêng ảo (VPN) là một phần mềm tạo ra một mạng riêng an toàn cho phép người dùng Internet được ở chế độ ẩn danh. Bằng cách tải xuống một trong những ứng dụng VPN tốt nhất cho thiết bị của mình,bạn có thể kết nối với các máy chủ trên toàn thế giới để ẩn địa chỉ IP của mình,bỏ qua các hạn chế địa lý và cải thiện bảo mật trực tuyến của bạn.
18. Worms (Giun)
Worms là một phần mềm độc hại khác và giống như virus,có khả năng tự tái tạo. Chúng thường lây qua các mạng để lây nhiễm các máy tính khác nhau và tạo ra một cửa hậu cho bọn tội phạm mạng. Một con Worms thường tận dụng các lỗi bảo mật trong các thiết bị máy tính. Nạn nhân sau đó có thể gặp phải tình trạng tốc độ Internet chậm chạp hơn.
19. Zero day
Zero day là một lỗ hổng bảo mật trong một phần mềm chưa được nhà sản xuất phát hiện và giải quyết thông qua bản cập nhật phần mềm. Tin tặc thường khai thác những thứ này để xâm nhập các thiết bị dễ bị tấn công. Khi một hacker khai thác lỗ hổng zero-day,đây được gọi là cuộc tấn công zero-day.
Cộng Đồng