I. Các phương tiện truyền dẫn
1. Các phương tiện truyền dẫn hữu tuyến
1.1 Coaxial Cable
- Là cáp đồng trục gồm 1 lõi đồng ở giữa và bên ngoài là các lớp chống nhiều và lớp bảo vệ
- Dây cáp đồng trục là loại dây cáp truyền dẫn dữ liệu, đặc trưng bởi 2 lớp dây dẫn được cách ly có chung một trục hình học.
- Thành phần cấu tạo của dây cáp đồng trục như sau:
+ Lớp dây dẫn chính là lõi dẫn tín hiệu bằng dây đồng hoặc dây kim loại mạ đồng.
+ Lớp dây dẫn còn lại là lớp lưới bện bằng kim loại vừa là dây dẫn vừa có tác dụng nhằm ngăn chặn nhiễu điện từ (EMI) cho lõi dẫn tín hiệu trung tâm.
+ Lớp điện môi không dẫn điện nhằm cách lý hai lớp dây dẫn.
+ Vỏ bọc cách điện bên ngoài nhằm bảo vệ các lớp dây dẫn khỏi các tác động của môi trường bên ngoài.
+ Ngoài ra còn có thể có một lớp dải băng kim loại tùy chọn , hầu hết làm bằng các lá nhôm hoặc màng mỏng tráng nhôm có độ che phủ là 100% nhằm bảo vệ khỏi nhiễu tần số vô tuyến
►Cáp đồng trục(Coxial cable) được chia làm 2 loại:
- Thicknet
+ Sử dụng cho mạng Backbone,WAN,chống nhiễu tương đối
+ Sử dụng cho tất cả các mạng truyền số liệu
+ Chiều dài tối đa : 500m,tốc độ truyền: 10 Mbps
+ Ethernet 10Base 5, Topology Bus.
- Thinnet:
+ Cáp Thinnet sử dụng cho mạng LAN trong tòa nhà
+ Tốc độ truyền 10 Mbps
+ Độ dài tối đa 185 m/segment
+ Terminator,đầu nối BNC,cỗ chữ T, Ethernet 10Base2,topology:Bus
► Dây cáp đồng trục có bộ tiêu chuẩn IEC 61196,bộ tiêu chuẩn ANSI/SCTE gồm có : RG-56,3C-2V,RG-59,RG-6….
► Sơ đồ đi dây trong tòa nhà
1.2 Twisted-Pair Cable (Cắp xoắn đôi)
- Là cable có từng cặp dây đồng xoắn vào nhau làm giảm nhiễu điện từ gây ra
► Cáp xoắn đôi được chia làm 2 loại:
- Shielded Twisted Pair (STP): Là loại cáp có lớp áo chống nhiễu,lớp bọc kim bên ngoài nhằm tránh nhiễu điện từ,khoảng cách tối đa là 100m,được sử dụng chủ yếu trong mô hình dạng Star,sử dụng đầu nối RJ45
- Unshielded Twisted Pair (UTP) : Là loại cáp không có áo chống nhiễu,tương tự như loại STP nhưng kém hơn về khả năng chống nhiễu và độ suy hao do không bọc kim.Khoảng cách tối đa giữa 2 máy là 100m,được sử dụng chiếu yếu trong mô hình Star,sử dụng đầu nối RJ45
► Các chuẩn của cáp xoắn đôi:
1.3 Fiber Optics
- Cáp sợi quang (cáp quang) là cáp truyền dẫn tín hiệu quang,cáp quang truyền tộc độ khá lớn và khoảng cách xa.
- Để tìm hiểu thêm về Fiber Optics các bạn theo bài viết sau nhé :
- Một số ví dụ về đầu nối và phụ kiện :
1.4 Các yêu cầu cho hệ thống cáp
Để thi công hệ thống cáp mạng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và đạt được chất lượng đúng chuẩn thi công thì chúng ta cần lưu ý đến các yếu tố sau
- An toàn
- Thẩm mỹ
- Tuân thủ tiêu chuẩn thi công
- Tiết kiệm và linh hoạt
► Một số tiêu chuẩn thi công
- TIA/EIA-568 Standard: Tiêu chuẩn về kết nối cáp viễn thông cho tòa nhà Thương mại thường được áp dụng tại châu Mỹ và châu Á
- TIA/EIA-569 Standard : Tiêu chuẩn về không gian và đường cáp cho tòa nhà thương mai
- TIA/EIA-606 Standard: Tiêu chuẩn quản trị cơ sở hạ tầng viễn thông trong tòa nhà thương mại
- TIA/EIA-607 Standard: Tiêu chuẩn về các yêu cầu tiếp đất và liên kết cho tòa nhà thương mai trong công nghiệp viễn thông
1.5 Hệ thống cáp có cấu trúc
► Đặc điểm của hệ thống cáp có cấu trúc
- Độc lập với ứng dụng : voice,video,data…
- Phương tiện truyền dẫn: cáp xoắn đôi và cáp sợi quang
- Truyền dẫn tích hợp các loại tín hiệu : voice,video,data,control
- Sử dụng kỹ thuật Patching,có nhiều điểm nối cáp
► Các chuẩn của hệ thống cáp có cấu trúc
2. Phương tiện truyền dẫn vô tuyến
- Phương tiện truyền thông không dây được hướng dẫn truyền và tiếp nhận bởi ăng ten,để truyền ăng ten bức xạ năng lượng vào môi trường để tiếp nhận ăng ten nhận năng lượng từ môi trường
2.1 Các loại sóng sử dụng trong truyền thông không dây
- Dải sóng radio (Radio Wave): tần số 30MHz-1GHz,gồm dải tần VHF và một phần của dài UHF dùng cho các ứng dụng đa hướng.
- Dải vi ba (Microwave): Tần số 2GHz-40GHz,thuộc một phần dải UHF và toàn bộ dải SHF có khả năng tạo ra các chùm sóng định hướng,thích hợp đối với kiểu truyền thông điểm-điểm được sử dụng trong các vệ tinh liên lạc.
- Dải phổ hồng ngoại (Infrared): tần số 3.102GHz – 2.105GHz,dùng cho các ứng dụng cục bộ kết nối điểm-điểm và các ứng dụng đa điểm bên trong các khu vực giới hạn.
2.2 Công nghệ WLAN
- Wireless là mạn vô tuyến được truyền dẫn trong không gian thông qua các trạm thu/phát và tuân theo những qui tắc và qui ước.
► Các thuật ngữ trong WLAN
- RF (Radio Frequence): tần số sóng điện từ của Wireless
- Channel : kênh
- SSID (Service Set Indentification): tên dùng để phát sóng và phân biệt với các thiết bị phát sóng khác
- Cell : vùng phủ sóng tách biệt không dây.
- Noise: những tín hiệu làm nhiễu sóng khi truyền
- Roaming : kỹ thuật giữ kết nối với trung tâm
► Các chuẩn của Wireless LAN
- Chuẩn 802.11a : t ần số hoạt động 5Ghz,tốc độ truyền 54Mbps,không xuyên vật cản
- Chuẩn 802.11b: tần số hoạt động 2.4Ghz,tốc độ truyền 11Mbps,xuyên vật cản
- Chuẩn 802.11g: tần số hoạt động 2.4Ghz,tốc độ truyền 54Mbps,xuyên vật cản
- Chuẩn 802.11n: tần số hoạt động 2.4Ghz và 5Ghz,tốc độ truyền 200-540Mbps,xuyên vật cản
2.3 GPRS
- GPRS (General Packer Radio Service) là dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp được phát triển trên nền tảng công nghệ thông tin di động toàn câu GSM
- Hỗ trợ 4 dải tần số GSM 850/900/1800/1900 MHz
2.4 Mạng 3G
- 3G (Third-generation Technology) là công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba ,cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại tải dữ liệu,gửi mail,tin nhắn,hình ảnh…
2.5 Mạng 4G
- 4G (Fourth generationTechnology) là công nghệ truyền thông thế hệ thứ 4,mạng không dây sử dụng công nghệ 4G sẽ có tốc độ nhanh hơn mạng 3G từ 4 đến 10 lần.
- 2 chuẩn công nghệ lõi của mạng 4G là WiMax và Long Term Evolution (LTE). WiMax là chuẩn kết nối không đây được phát triển bởi IEEE,Còn LTE là chuẩn do 3GPP,một bộ phận của liên minh các nhà mạng sử dụng công nghệ GSM.
II. Thiết bị mạng
1. Transeiver, Converter
- Chuyển đổi và kết nối các môi trường truyền dẫn khác nhau
- Hoạt động ở tầng Physical trong mô hình OSI
2. Repeater
- Khôi phục và lặp lại tín hiệu
- Hoạt động ở tầng Physical trong mô hình OSI
3. Hub
- Multi-port Repeater
- Nhận dữ liệu đến và phát tán đến tất cả các cổn trên Hub
- Hoạt động ở tầng Physical trong mô hình OSI
4. NIC – Network Interface Card
- Bộ giao tiếp mạng máy tính : Twisted-pair,coaxial,wireless,fiber-optic…
- Khe cắm mở rộng: ISA,PCI…
- Tốc độ truyền dữ liệu : 10/100/1000Mbps
- Chuẩn kỹ thuật mạng : Ethernet, Token Ring, FDDI
- Hoạt động ở tầng Physical và Data Link trong mô hình OSI
5. Bridge
- Phân chia các segment mạng dựa trên địa chỉ vật lý
- Hoạt động ở tầng Data Link trong mô hình OSI
6. Switch
- Multi-port Bridge (4,8,16,24…port)
- Hoạt động ở tầng Data Link Network trong mô hình OSI
7. Modem
- Thiết bị điều chế và giải điều chế,để biến đổi các tín hiệu số thành tín hiệu tương tự và ngược lại trên mạng thoại.
- Các kỹ thuật điều chế cơ bản:
+ Điều chế biến đổi biên độ (Amplitude Modulation)
+ Điều chế Pha (Phase Modulation)
+ Điều chế tần số (Frequency Modulation)
8. Router
- Định tuyến cho gói dữ liệu trên địa chỉ mạng
- Hoạt động ở tầng Network trong mô hình OSI
- Chức năng của Router:
+ Xác định đường đi
+ Chuyển gói tin
Đọc thêm Router tại: Chức năng và Nguyên tắc hoạt động của Router
9. Firewall
- Là hệ thống kết hợp giữa phần cứng và phần mềm dùng để:
+ Chống lại việc truy cập trái phép
+ Bảo vệ các tài nguyên mạng
+ Hạn chế sự xâm nhập vào hệ thống
- Nhiệm vụ của Firewall:
+ Kiểm soát các traffic mạng
+ Chỉ cho phép một số traffic cần thiết đi qua Firewall
- Hệ thống Firewall thường thực hiện ba nhiệm vụ sau:
+ Quản lý xác thực Authentication
+ Quản lý cấp quyền Authorization
+ Quản lý kiểm toán Accouting Management
LỜI KẾT
Hi vọng trong bài này các bạn đã nắm được kiến thức về các phương tiện truyền dẫn và thiết bị mạng,Phân biệt và lựa chọn được các loại phương tiện truyền dẫn,Phân biệt và lựa chọn được các thiết bị mạng.
Chương 1: Tổng quan mạng máy tính phần 1 - Tổng quan mạng máy tính phần 2
Chương 2: Kiến trúc phân tầng và mô hình OSI
Chương 3: Mô hình TCP/IP và mạng Internet phần 1 - Mô hình TCP/IP và mạng Internet Phần 2
Chương 4: Phương tiện truyền dẫn và các thiết bị mạng – Mạng máy tính (Computer Network)
Chương 5: Chương 5: Mạng cục bộ LAN – Mạng máy tính(Computer Network)
Chương 6: Mạng diện rộng WAN – Mạng máy tính(Computer Network)
Chương 7: An toàn thông tin mạng máy tính – Computer Network
Nếu thấy hay thì hãy like và share giúp mình nhé.
Chúc các bạn thành công !
Cộng Đồng