Microsoft đã chính thức công bố Windows 11. Mặc dù bản phát hành công khai được chào hàng vào cuối năm nay, ứng dụng PC Health Check của Microsoft cho phép người dùng Windows 10 kiểm tra xem PC của bạn có đáp ứng các yêu cầu hệ thống tối thiểu để cài đặt Windows 11 hay không.
Thông báo lỗi nâng cấp Windows 11
Thông báo lỗi đầy đủ ghi:
This PC can’t run Windows 11 – Whilte this PC doesn’t meet the system requirements to run Windows 11, you’ll keep getting Windows 10 updates.
Hoặc bạn cũng có thể gặp 2 lỗi sau:
- This PC must support TMP 2.0
- This PC must support Secure Boot.
Nếu bạn đang gặp phải những lỗi tương tự và băn khoăn không biết cần nâng cấp phần cứng nào để cài Windows 11 thì đây chính là bài viết bạn cần.
Yêu cầu hệ thống cài đặt Windows 11
Sau đây là các yêu cầu hệ thống đề cài đặt và chạy Windows 11:
- Bộ xử lý 64 bit 1GHz.
- 4GB RAM
- 64 GB bộ nhớ
- System firware hỗ trợ UEFI, có khả năng Secure Boot.
Bây giờ, nếu bạn đáp ứng các thông số kỹ thuật về phần cứng và vẫn gặp lỗi PC này không thể chạy Windows 11 khi sử dụng ứng dụng PC Health Checkup, bạn có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh một vài cài đặt trong thiết lập BIOS/UEFI của mình.
Chế độ khởi động UEFI là gì?
UEFI(Unified Extensible Firmware Interface) là một phương pháp khởi động được thiết kế để thay thế BIOS(Basic Input Output System). Trong Legacy Boot, hệ thống sử dụng firmware BIOS để khởi động.
Nói chung, nên cài đặt Windows bằng UEFI mới hơn vì nó đi kèm với nhiều tính năng bảo mật hơn như Secure Boot, nó an toàn hơn chế độ BIOS cũ. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về UEFI và BIOS tại ĐÂY.
Nguyên nhân nào gây ra lỗi This PC can’t run Windows 11
Để Windows 11 có thể chạy trên máy tính của bạn, nó phải được hỗ trợ UEFI với khởi động Secure Boot và TPM 2.0 phải được bật.Để hiểu hơn về TMP bạn đọc tại ĐÂY.
Vì Windows 11 yêu cầu hệ thống tương thích với UEFI Secure Boot nên quá trình thiết lập sẽ không phát hiện được các tính năng cần thiết nếu bạn đã cài đặt Windows 10 qua chế độ khởi động cũ.
Cách khắc phục lỗi This PC can’t run Windows 11
Để khắc phục lỗi này, bạn nên đặt Chế độ khởi động thành UEFI và bật Secure Boot, sau đó đảm bảo TPM 2.0 được bật trên máy tính của bạn. Lưu ý rằng, các cài đặt trong BIOS này có thể sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất.
1. Bật Secure Boot trên Windows 10
- Khởi động lại máy tính của bạn
- Vào BIOS, Bạn có thể đọc cách vào BIOS các loại máy tính tại ĐÂY.
- Trong thiết lập BIOS, bạn di chuyển đến tab Security > Secure Boot > Chọn Enable để bật tính năng Secure Boot lên.
2. Kích hoạt TPM 2.0
Tính năng TPM 2.0 cũng có thể được thiết lập tỪ BIOS.
- Cũng trong tab Security > Chọn đến Intel Platform Trust Technology > Chọn Enable
Sau khi đã thay đổi xong, các bạn nhấn F10 để Save và Exit khỏi chế độ BIOS.
3. Thay đổi cài đặt ổ cứng từ chuẩn MBR sang GPT
Bạn có thể gặp lỗi No Boot Device Found sau khi bạn thay đổi chế độ khởi động từ Legacy sang UEFI. Tuy nhiên bạn không có gì phải lo lắng vấn đề này.
Bạn chỉ cần sử dụng công cụ MBR2GPT để chuyển đổi ổ cứng từ cài đặt MBR sang GPT mà không cần sửa đổi hoặc xóa dữ liệu trên đĩa. Bạn có thể tìm hiểu cách sử dụng MBR2GPT tại ĐÂY.
Cộng Đồng