1. Ủy ban nhân dân
Như chúng ta thấy,cuộc sống của chúng ta vô cùng phong phú và đa dạng,có rất nhiều lĩnh vực như : y tế,giáo dục, đất đai, môi trường, đường xá…và trong mỗi lĩnh vực cần phải quản lý khoa học và hiệu quả để không xảy ra tình trạng bất ổn định.
Ví dụ : Mảnh đất này của ai,được dùng vào làm việc gì hoặc trẻ em mới sinh thì ai sẽ là người công nhận quốc tịch Việt Nam,giới tính,.v..v.
Cho nên nhà nước muốn xã hội hoạt động ổn định thì phải thành lập nhiều cơ quan chuyên môn quản lý theo nhiệm vụ của mình từ xã,huyện,tỉnh đến trung ương. Và tất cả các cơ quan chuyên môn đó đều được gom góp vào một cơ quan lớn gọi là Ủy ban nhân dân xã, huyện,tỉnh. Và người đứng đầu Ủy ban nhân dân này chính là Chủ tịch ủy ban nhân dân.
Như vậy là các bạn có thể hiểu Ủy ban nhân dân là 1 cơ quan lớn,trong đó có nhiều cơ quan ban ngành khác nhau để quản lý và hỗ trợ nhân dẫn các vấn đề chuyên môn của họ và Chủ tịch ủy ban nhân dân sẽ đứng đầu và quản lý tất cả các ban ngành này.
2. Hội đồng nhân dân
Khi người dân đã giao quyền cho Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ của mình thì người dân sẽ phải giám sát việc làm của họ,tránh việc lạm quyền gây tổn thất cho nhân dân và để làm như vậy thì cần có 1 cơ quan đại diện gọi là Hội đồng nhân dân để giám sát ủy ban làm việc. Các chính sách mà Ủy ban đề ra thì cần phải có Hội đồng nhân dân đồng ý.
Ngoài ra Hội đồng nhân dân còn ban hành ra các quy định,ở cấp cao nhất là Quốc hội ban hành luật để Ủy ban và người dân theo đó mà thực hiện.
Người đứng đầu Hội đồng nhân dân chính là Chủ tịch hội đồng,tuy nhiên ông này cũng chỉ có trách nhiệm điều hành hoạt động của hội đồng,là chủ tọa của mỗi phiên họp hội đồng và tổng kết ý kiến của hội đồng.
3. Bí thư
Như các bạn đã thấy ở Việt Nam,Đảng cũng như chính quyền được phân cấp từ Trung ương đến địa phương:
Bí thư chi bộ(Cấp thôn) – Bí thư đảng ủy(Cấp xã) – Bí thư huyện ủy (Cấp huyện) – Bí thư tỉnh ủy(Cấp tỉnh) – Tổng bí thư (Trung ương).
Theo điều 4 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì : Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân,Đại biểu trung thành quyền lời giai cấp công nhân,nhân dân lao động và của cả dân tộc theo Chủ nghĩa Mac-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Như vậy có thể hiểu ở Việt Nam,Đảng cộng sản là đảng duy nhất có chức năng lãnh đạo đối với các cơ quan nhà nước và xã hội. Hơn nữa hầu hết các chức danh như Chủ tịch hội đồng nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân,v.v đều là Đảng viên của Đảng cộng sản. Từ đó thì người đứng đầu Đảng là người đứng đầu địa phương,có nghĩa là Chủ tịch ủy ban nhân dân cũng sẽ dưới quyền Bí thư tỉnh ủy
Cộng Đồng